Thương hiệu

Sản phẩm mới

Sân phẩm bán chạy

Thủy Bình Điện Tử Sokkia SDL50

Giá gốc là: 72.500.000 ₫.Giá hiện tại là: 67.999.000 ₫.

Máy GNSS RTK Hi-Target V500

Giá gốc là: 93.500.000 ₫.Giá hiện tại là: 85.000.000 ₫.

Thủy Bình Sokkia B20

19.200.000 

Gương mini Leica

2.200.000 

Máy GNSS RTK Foif A90

Giá gốc là: 85.000.000 ₫.Giá hiện tại là: 83.000.000 ₫.

Bài viết nổi bật

Đo đạc bản đồ địa chính tại Thanh Hóa

1. Đánh giá thị trường đo đạc địa chính tại Thanh Hóa

Đo đạc địa chính là một trong những dịch vụ chủ chốt mà HSC Group cung cấp. Đây là quá trình quan trọng để xác định ranh giới, diện tích và đặc điểm của bất động sản.

Việc thực hiện đo đạc địa chính không chỉ đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu mà còn góp phần vào việc quản lý tài nguyên đất đai một cách hiệu quả. HSC Group sử dụng các thiết bị chuyên dụng cùng đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm, cam kết mang lại kết quả chính xác nhất.

Thị trường đo đạc tại Thanh Hóa

Thanh Hóa là một trong những tỉnh thành có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng ở miền Bắc Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng lớn, Thanh Hóa đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả xây dựng và đo đạc.

Thị trường đo đạc tại Thanh Hóa đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về nhu cầu. Nhiều dự án lớn đã được triển khai, kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ đo đạc chất lượng cao. HSC Group đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này và trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đo đạc tại Thanh Hóa.

Cam kết chất lượng

Chất lượng là yếu tố sống còn đối với HSC Group. Công ty cam kết cung cấp dịch vụ đo đạc chính xác và nhanh chóng nhất. Mỗi dự án đều được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ kỹ sư, đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy cao.

Khách hàng có thể yên tâm khi chọn HSC Group, bởi công ty luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Sự hài lòng của khách hàng là động lực để HSC Group không ngừng phát triển và hoàn thiện mình.

2. Lựa chọn phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính:

  • Bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử, phương pháp sử dụng công nghệ GNSS đo tương đối hoặc phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa.
  • Phương pháp lập bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS đo tương đối chỉ được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 ở khu vực đất nông nghiệp và bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.
  • Phương pháp lập bản đồ địa chính sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa chỉ được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.
  • Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500 chỉ được sử dụng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ điện tử để lập

Máy GNSS RTK Hi-Target iRTK 5

Giá gốc là: 125.000.000 ₫.Giá hiện tại là: 115.000.000 ₫. Xem thêm

Máy GNSS RTK Hi-Target V200

Giá gốc là: 98.000.000 ₫.Giá hiện tại là: 95.000.000 ₫. Xem thêm

3. Kiểm tra, kiểm nghiệm máy đo đạc:

Máy đo đạc phải được kiểm tra, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh trước và sau mùa đo, đợt đo hoặc khi phát hiện có biến động có ảnh hưởng đến độ chính xác của máy. Các loại máy đo đạc hay sử dụng như máy toàn đạc điện tử, Máy GPS RTK (hay máy RTK), Máy GPS cầm tay GIS …..

Phải lập hồ sơ kiểm nghiệm và giao nộp cùng với các tài liệu đo.

Các chỉ tiêu sai số của máy đo đạc phải nêu trong hồ sơ kiểm nghiệm; chỉ đưa vào sử dụng máy đo đạc khi các sai số lý thuyết theo lý lịch của máy đo và sai số xác định trong kiểm nghiệm đạt các tiêu chuẩn sau:

  • Máy đo chiều dài cạnh đường chuyền có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài không vượt quá 20 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km);
  • Máy đo góc đường chuyền có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc không quá 10 giây;
  • Sai số 2C không quá 12 giây;
  • Sai số MO không quá 5 giây;
  • Sai số bọt nước dài không quá 2 giây;
  • Sai số dọi tâm quang học không quá 2 mm.

4. Xác nhận bản đồ địa chính:

Bản đồ địa chính phải được đơn vị thi công ký xác nhận sản phẩm; đơn vị kiểm tra ký xác nhận chất lượng sản phẩm; Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác nhận đo vẽ phù hợp hiện trạng quản lý, sử dụng; Sở Tài nguyên và Môi trường ký duyệt nghiệm thu chất lượng sản phẩm đủ điều kiện đưa vào sử dụng tại vị trí phần ngoài khung bản đồ theo mẫu quy định.

5. Hồ sơ địa chính quy định như thế nào?

Tại thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

5.1. Hồ sơ địa chính:

Là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

5.2. Thành phần hồ sơ địa chính:

2.1. Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây: a) Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai; b) Sổ địa chính; c) Bản lưu Giấy chứng nhận.

2.2. Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có: a) Các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có); b) Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số; c) Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.

5.3. Bản đồ địa chính:

Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được CÔNG BÁO/Số 645 + 646/Ngày 05-7-2014 37 lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai.

5.4. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính:

Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.

Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.

Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:

a) Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận;

b) Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:

– Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; – Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới;trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.

6. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính quy định như thế nào?

Về lệ phí đo đạc, theo quy định của Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 trong danh mục các khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.

Mức thu: Căn cứ vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án, nhưng mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2.

– Để chính xác mức phí đo đạc địa chính bạn cần xác định địa phương nơi bạn đang sinh sống, có diện tích đất đai xem xét mức phí quy định theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để so sánh đối chiếu mức phí mà họ yêu cầu.

Như vậy, khi có nhu cầu thực hiện dự án liên quan đến công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính chúng ta hoàn toàn có thể giao cho tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động về dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính thực hiện thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn.

7. Cơ sở pháp lý về đo đạc, lập bản đồ địa chính

  • Luat-phi-va-le-phi-nam-2015
  • Nghi-dinh-sua-doi-Nghi-dinh-177-2013-ND-CP
  • Thong-tu-25_2014_TT-BTNMT

8.Đơn vị đo đạc, lập bản đồ địa chính nào uy tín?

Công ty Cổ phần tập đoàn HSC chuyên nhận làm dịch vụ đo đạc nhà đất, dịch vụ đo đạc địa chính, xác định ranh giới, xác định vị trí thửa đất, đo đạc phân lô, cắm mốc công trình…..

– Với kinh nghiệm trải qua trên nhiều dự án lớn nhỏ đo đạc trong lĩnh vực đất dự án, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp… Công ty có đủ kinh nghiệm xác định chính xác vị trí, ranh giới lô đất của bạn một cách chính xác với mức phí đo đạc địa chính – phí đo đạc nhà đất phù hợp nhất.

– Với đội ngũ kỹ sư đo đạc chuyên thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính với cách làm việc nhanh chóng và chính xác chắc chắn sẽ làm hài lòng Quý khách hàng.

Tin tức liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Yêu cầu báo giá

Gửi yêu cầu

Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.

Menu