Thương hiệu
Sản phẩm mới
Cáp trút máy thủy bình điện tử Sokkia
Gương đơn máy toàn đạc topcon bảng ngắm
Gương mini Leica
Kẹp Sào Gương
Sào Gương Máy Toàn Đạc
Chân nhôm máy toàn đạc
Sân phẩm bán chạy
Thủy Bình Điện Tử Sokkia SDL50
Máy GNSS RTK Hi-Target V500
Chân nhôm máy toàn đạc
Máy toàn đạc điện tử SOKKIA IM102
Máy GNSS RTK Hi-Target vRTK
Thủy Bình Sokkia B40A
Bài viết nổi bật
Bàn giao Toàn đạc SOKKIA FX-201 tại ĐắkLắk
Đo đạc bản đồ địa chính tại Thanh Hóa
Khai trương Văn Phòng làm việc mới
Săn mây tại Đồi Hích – Ngọc Lặc
Dịch vụ định vị thi công công trình
Trong bài này mình sẽ trình bày về công tác trắc địa phục vụ thi công xây lắp công trình, được tóm lược trích và sắp xếp lại từ TCVN 9398 : 2012 – CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH – YÊU CẦU CHUNG để cho cho bạn đọc dễ hiểu hơn.
Các giai đoạn của công tác trắc địa phục vụ xây dựng công trình
Công tác trắc địa là một khâu công việc quan trọng trong toàn bộ các công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp công trình trên mặt bằng xây dựng. Chúng phải được thực hiện theo một đề cương hoặc phương án kỹ thuật đã được phê duyệt và phù hợp với tiến độ chung của các giai đoạn khảo sát, thiết kế, xây lắp, đánh giá độ ổn định và bảo trì công trình.
Công tác trắc địa phục vụ xây dựng công trình gồm 3 giai đoạn chính:
- Công tác khảo sát trắc địa và địa hình phục vụ thiết kế công trình, bao gồm: Thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ cho việc đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật thi công.
- Công tác trắc địa phục vụ thi công xây lắp công trình, bao gồm: Thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết và thi công xây lắp công trình. Kiểm tra kích thước hình học và căn chỉnh các kết cấu công trình, đo vẽ hoàn công công trình.
- Công tác trắc địa phục vụ quan trắc biến dạng công trình, bao gồm: thành lập lưới khống chế cơ sơ, lưới mốc chuẩn và mốc kiểm tra nhằm xác định đầy đủ, chính xác các giá trị chuyển dịch phục vụ cho việc đánh giá độ ổn định và bảo trì công trình.
Ba công đoạn trên có liên quan mật thiết với nhau và phải được thực hiện theo một trình tự quy định.
Nội dung, quy mô của công tác khảo sát đo đạc địa hình, yêu cầu độ chính xác thành lập lưới khống chế thi công, quan trắc chuyển dịch công trình và biện pháp, kế hoạch thực hiện cần được nêu rõ trong đề cương hoặc phương án kỹ thuật và phải được phê duyệt trước khi thi công.
Tọa độ và độ cao dùng để đo đạc khảo sát trắc địa, địa hình, thiết kế, thi công xây lắp công trình phải nằm trong cùng một hệ thống nhất.
Công tác trắc địa phục vụ thi công xây lắp công trình
Khái niệm và hồ sơ lưới khống chế thi công
Lưới khống chế thi công là một mạng lưới gồm các điểm có tọa độ được xác định chính xác và được đánh dấu bằng các mốc kiên cố trên mặt bằng xây dựng và được sử dụng làm cơ sơ để bố trí các hạng mục công trình từ bản vẽ thiết kế và thực địa. Lưới khống chế thi công được xây dựng sau khi đã giải phóng và san lấp mặt bằng.
Việc thành lập lưới khống chế mặt bằng phục vụ thi công xây lắp công trình là trách nhiệm của Chủ đầu tư. Việc thành lập lưới phải được hoàn thành và bàn giao cho các nhà thầu chậm nhất là hai tuần trước khi khơi công xây dựng công trình. Hồ sơ bàn giao gồm:
- Sơ đồ lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao (vẽ trên nền tổng bình đồ mặt bằng của công trình xây dựng);
- Kết quả tính bình sai lưới khống chế mặt bằng;
- Kết quả tính bình sai lưới khống chế độ cao;
- Bảng thống kê tọa độ và độ cao của các điểm trong lưới;
Sơ họa vị trí các mốc của lưới khống chế khi bàn giao phải lập biên bản và có chữ ký của cả bên giao và bên nhận.
Từ hồ sơ lưới khống chế thi công này sẽ là căn cứ để triển khai các công tác trắc địa phục vụ thi công xây lắp công trình tiếp theo là công tác bố trí công trình, công tác kiểm tra kích thước hình học và đo vẽ hoàn công.
Công tác bố trí công trình
Công tác bố trí công trình nhằm mục đích đảm bảo cho các hạng mục công trình hoặc các kết cấu riêng biệt được xây dựng đúng theo vị trí thiết kế.
Trước khi tiến hành bố trí công trình cần phải kiểm tra lại các mốc của lưới khống chế mặt bằng và độ cao.
Trình tự bố trí công trình cần được tiến hành theo các nội dung sau:
- Lập lưới bố trí trục công trình;
- Định vị công trình;
- Chuyển trục công trình ra thực địa và giác móng công trình;
- Bố trí các trục phụ của công trình dựa trên cơ sơ các trục chính đã được bố trí;
- Bố trí chi tiết các trục dọc và trục ngang của các hạng mục công trình;
- Chuyển trục và độ cao lên các tầng xây lắp;
- Bố trí các điểm chi tiết của công trình dựa vào bản vẽ thiết kế;
- Đo vẽ hoàn công.
Tổ chức thiết kế cần giao cho Nhà thầu các bản vẽ cần thiết, gồm:
- Bản vẽ tổng mặt bằng công trình;
- Bản vẽ bố trí các trục chính của công trình, có ghi chú kích thước, tọa độ giao điểm giữa các trục;
- Bản vẽ móng của công trình, các trục móng kích thước móng và độ sâu;
- Bản vẽ mặt cắt công trình, có các kích thước và độ cao cần thiết.
Trước khi tiến hành bố trí công trình phải kiểm tra cẩn thận các số liệu thiết kế giữa các bản vẽ chi tiết so với mặt bằng tổng thể, kích thước từng phần và kích thước toàn thể. Mọi sai lệch cần phải được báo cáo cho cơ quan thiết kế để xem xét và chỉnh sửa.
Kiểm tra kích thước hình học và đo vẽ hoàn công
Trong quá trình thi công xây lắp công trình các Nhà thầu (Tổng thầu và các Nhà thầu phụ) phải tiến hành đo đạc kiểm tra vị trí và kích thước hình học của các hạng mục xây dựng. Đây là công đoạn bắt buộc của quá trình xây dựng và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Công tác kiểm tra các yếu tố hình học bao gồm:
- Kiểm tra vị trí của các hạng mục, các kết cấu riêng biệt và hệ thống kỹ thuật so với các tham số trong hồ sơ thiết kế.
- Đo vẽ hoàn công vị trí mặt bằng, độ cao, kích thước hình học của các hạng mục, các kết cấu sau khi đã hoàn thành giai đoạn lắp ráp.
- Đo vẽ hoàn công hệ thống kỹ thuật ngầm (thực hiện trước khi lấp).
Các máy móc, thiết bị thông dụng phục vụ công tác trắc địa thi công xây lắp công trình
* Máy toàn đạc điện tử thông dụng tại Việt Nam
- Các máy toàn đạc điện tử độ chính xác trung bình sử dụng để bố trí công trình ra thực địa, đo kiểm tra vị trí và kích thước hình học, đo vẽ hoàn công như của các hãng Leica Thụy Sỹ, Nikon Nhật Bản, Topcon Nhật Bản…
- Các máy toàn đạc điện tử độ chính xác cao sử dụng để đo các lưới khống chế mặt bằng của các hãng Leica Thụy Sỹ, Nikon Nhật Bản, Topcon Nhật Bản…
- Các máy toàn đạc điện tử độ chính xác cao (sử dụng để đo các lưới khống chế có độ chính xác cao và quan trắc biến dạng công trình) như hãng Leica Thụy Sỹ.
* Các máy thủy bình thông dụng tại Việt Nam
- Các máy thủy bình có độ chính xác trung bình sử dụng để bố trí các điểm theo độ cao trên các công trình xây dựng, đo thủy chuẩn hạng IV trở xuống như của các hãng Carl Zeiss Jena Đức, Nikon Nhật Bản…
- Các máy thủy bình chính xác (sử dụng để đo dẫn các tuyến thủy chuẩn từ hạng III trở xuống, dùng để bố trí các công trình về độ cao đòi hỏi độ chính xác cao).
- Các máy thủy bình có độ chính xác cao (sử dụng để đo dẫn các tuyến thủy chuẩn có độ chính xác cao).
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HSC
- Điện thoại: 0947.137.966
- Địa chỉ: Lô 34, Nơ 16, đường Nguyễn Thị Anh, Phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá
- Email: hscgroup@hscjsc.com
- Mã số thuế: 2802964732 Do Sở KH & ĐT Thanh Hóa cấp ngày 19/07/20214
Thông tin
Chính sách
Kết nối với chúng tôi
Website đang trong giai đoạn thử nghiệm và chờ đăng ký với Bộ công thương.
Yêu cầu báo giá
Gửi yêu cầu
Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.